Công chứng bản dịch là việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của bản dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại, được thực hiện bởi công chứng viên của các Văn phòng công chứng tư nhân, Phòng công chứng thuộc sở tư pháp, hoặc công chứng tư pháp bởi Phòng tư pháp quận, huyện, thành phố. Việc công chứng bởi Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng là công chứng bản dịch, còn công chứng do Phòng tư pháp thực hiện là việc công chứng chữ ký của người dịch thuật bản dịch, chữ ký này phải do người có năng lực, trải qua quá trình kiểm tra trình độ và được đăng ký với cơ quan nhà nước.
Trả lời cho câu hỏi công chứng bản dịch thuật ở đâu? Quý khách có thể công chứng bản dịch thuật tại các văn phòng công chứng, phòng công chứng hoặc phòng tư pháp. Trong trường hợp công chứng phòng tư pháp cần có chữ ký của cộng tác viên dịch thuật, quý khách có thể liên hệ với công ty dịch thuật Khải Phong để được hỗ trợ.
Công ty dịch thuật Khải Phong chuyên thực hiện dịch vụ dịch thuật công chứng các bản dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Thụy Điển, tiếng Myanmar, tiếng Thái… và ngược lại với giá rẻ, thời gian nhanh chóng, công chứng hợp pháp. Chúng tôi cũng nhận chứng thực nội dung bản dịch bằng chữ ký và con dấu của công ty dịch thuật.
Dịch thuật công chứng tại Phòng tư pháp bắt buộc cần phải có bản gốc để chứng thực bản dịch là chính xác so với bản gốc, và có chữ ký cam kết việc chính xác nội dung bản dịch của cộng tác viên đã được đăng ký chữ ký, và xác nhận tính hợp pháp của bản gốc và bản dịch.
Trong trường hợp quý khách làm mất bản gốc, chưa làm lại kịp, hoặc chưa tiện để kịp thời cung cấp cho việc công chứng bản dịch, bản dịch thuật vẫn có thể công chứng tại các Văn phòng công chứng tư nhân hoặc công ty dịch thuật nhưng các công chứng viên sẽ ghi chú không chịu trách nhiệm về tính pháp lý của bản scan do khách hàng cung cấp, bản dịch chỉ có thể được xác nhận nội dung chính xác so với tài liệu do khách hàng cung cấp.
Vì vậy, việc dịch thuật công chứng có bản gốc hay không đều có thể công chứng được theo những cấp độ khác nhau. Thông thường, các giấy tờ sau khi dịch thuật công chứng bắt buộc phải có bản gốc: Căn cước công dân, hộ chiếu, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy phép đăng ký kinh doanh, tờ khai thuế…
Các trường hợp còn lại, tùy thuộc vào mục đích sử dụng bản dịch mà có nhất định phải cần có bản gốc hay không. Với kinh nghiệm trên 10 năm trong việc dịch thuật công chứng, chúng tôi hiểu rõ mỗi trường hợp cần cung cấp những tài liệu gì để công chứng bản dịch, chúng tôi đưa ra phương án và giải pháp để đạt được hiệu quả trong công việc của khách hàng.
Quý khách cần tư vấn rõ hơn về việc dịch thuật công chứng, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cám ơn quý khách !
>>> Hiệu đính bản dịch là gì? Dịch vụ hiệu đính bản dịch uy tín TP.HCM
Đánh giá